Kinh Nghiệm Du Xuân Yên Tử Cập Nhật Mới Nhất

Đăng bởi Đồng Sinh vào lúc 28/02/2021

Có lẽ với nhiều du khác khi nghe những câu ca dao “Trăm năm tích đức tu hành, Chưa về Yên Tử chưa thành quả tu”. Thật vậy, Yên Tử do Phật hoàng Trần Nhân Tông sáng lập như hội tụ linh khí của núi sông, từ lâu đã nổi tiếng với sự linh thiêng cùng giá trị văn hóa, tôn giáo, mỹ thuật mà khắp xa gần các tín đồ Phật tử đều biết đến. 

Đến với Yên Tử là đến với miền đất Phật yên bình, là vượt qua những gian nan khúc khuỷu để lên được đến chùa Đồng - tọa lạc trên đỉnh núi Yên Tử, thắp hương, chiêm bái cõi linh thiêng của trời đất. Và để phục vụ du khách mùa lễ hội du xuân năm nay, Daikinthai.com.vn xin được gửi đến những chia sẻ Kinh Nghiệm Du Xuân Yên Tử Cập Nhật Mới Nhất.

I. Hướng Dẫn Di Chuyển Đến Yên Tử Từ Hà Nội

Bạn có thể lựa chọn ô tô hoặc xe máy để đến với Yên Tử. Đi xe máy chỉ giành cho ai đảm bảo sức khỏe cũng như đam mê phượt thôi nhé. Vì hành trình đến với Yên Tử có khoảng cách khá xa. 

Đi bằng ô tô sẽ thuận tiện và nhanh hơn, bạn đi theo đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, sau đó chuyển hướng theo hướng dẫn đi quốc lộ 10 hướng Quảng Ninh, hết quốc lộ 10 nhập vào QL 18 và di chuyển theo biển chỉ dẫn là đến.

Ngoài ra để chắc chắn bạn không bị lạc đường, thì hãy tải ứng dụng Google Maps tìm kiếm Yên Tử và đi theo hướng dẫn chỉ đường phương tiện bạn di chuyển là ok. 

Bên cạnh đó bạn có thể đi xe khách Quảng Ninh từ bến xe Mỹ Đình, Xuống tại Uông Bí và đi xe ôm, taxi vào Yên Tử hoặc đăng ký các tour Yên Tử trọn gói dịch vụ từ Hà Nội nhé.

II. Địa Điểm Chiêm Bái Và Tham Quan Ở Yên Tử

Yên Tử là một quần thể các công trình phật giáo có giá trị tôn giáo cao. Đến đây quý khách có thể vãn cảnh thiên nhiên, đồng thời hành hương chiêm bái hướng về cõi Phật. Bạn có thể lựa chọn đi cáp treo Yên Tử hoặc đi bộ để tham quan và chiêm bái các địa điểm dưới đây:

+ Suối Giải Oan và chùa Giải Oan:

Đây là địa danh đầu tiên quý khách sẽ tham quan tại Yên Tử. Cái tên Giải Oan bắt nguồn từ giai thoại: khi xưa đánh thắng  giặc Nguyên Mông, vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng  lên Yên Tử đi tu, các cung  nữ tìm đến can ngăn nhưng vua vẫn một lòng theo đạo. Để tỏ lòng tận trung, các cung nữ đã gieo mình xuống dòng Hổ Khê, thương xót cho số phận của các cung nữ vua Trần đã lập đàn siêu độ và lập nên chùa Giải Oan.

+ Chùa Hoa Yên:

Chùa trước kia được Huyền Quang - một trong ba vị sư tổ của thiền phái Trúc Lâm, chủ trì và cũng là nơi theo giai thoại dân gian về oan tình giữa Huyền Quang và cung phi Điểm Bích. Vào trong chùa, du khách thập phương được chiêm ngưỡng ba cây đại với tuổi thọ lên đến hàng trăm năm, đồng được hưởng không khí trong lành, thanh tịnh của nơi cửa Phật.

+ Thác Vàng:

Trên đường đi cáp treo, du khách được chiêm ngưỡng thác Vàng, thác tự nhiên của núi Yên Tử, tương truyền nơi đây xưa kia Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông thường tắm gội. Hai thác là những  tảng đá và cây rừng  nguyên sinh rậm rạp, hoang sơ.

+ Tượng An Kỳ Sinh:

Là tượng đá tự nhiên cao 2m, đứng giữa trời đất hàng ngàn năm. Tương truyền tượng đó chính là của An Kỳ Sinh một đạo sĩ tu hành từ phương Bắc đến tu đạo tiên, ngài lấy thảo dược để tạo đan sa thành thuốc và ban dược liệu cứu người, ngài tu hành cứu nhân độ thế mà mất tại đây.

+ Chùa Đồng Yên Tử:

Qua bao nhiêu suối đá, vượt qua bao bậc thang, du khách thập phương lên được đến Chùa Đồng Yên Tử trên đỉnh núi Yên Tử. Chùa Đồng sừng sững giữa trời mây, ngự trên đỉnh núi như trấn giữ một cõi trời tâm linh cho nước Nam ta. Chùa có văn họa tiết được chạm khắc cầu kỳ, mang đậm dấu ấn của triều đại nhà Trần. Đến với chùa đồng Yên Tử là đến với cõi linh thiêng của Đức Phật, của linh khí  trời đất, sự tĩnh lặng, âm trầm của đất Phật.

III. Đến Yên Tử vào lúc nào là thích hợp

Tham quan Yên Tử đẹp nhất là vào tháng 9 đến tháng 12, vào thời gian này khi lên Yên Tử không bị quá đông đúc, bạn sẽ cảm nhận được không gian tĩnh lặng cùng thời tiết se lạnh, hưởng được trọn vẹn không gian trầm mặc và yên tĩnh của đất Phật. Nếu ra riêng, đặc biệt vào lễ hội Yên Tử, thời gian này đi sẽ rất đông vui nhưng sẽ chật chội và đông đúc.

IV. Lịch Trình Tham Quan Tour Lễ Hội Yên Tử 

Đối với lịch trình du lịch cho khách đoàn, thường thuê xe tự túc hoặc mua tour trọn gói tham quan lễ hội Yên Tử thường yêu thích đi theo lịch trình như sau:

05h00’: Xe và hướng dẫn viên du lịch đón quý khách tại điểm hẹn khởi hành đi Yên Tử. Trên hành trình, quý khách dừng chân nghỉ ngơi tại Chí Linh, Hải Dương.

07h00’: Quý khách bắt đầu hành trình chiêm bái Yên Tử, vào chiêm bái chùa Giải Oan - nơi thờ các cung nữ đã gieo minh xuống dòng Hổ Khê. Sau đó, quý khách đi cáp treo lên chiêm bái Tháp Tổ, chùa Hoa Yên, chùa Một Mái. 

Tiếp tục lên cáp treo, quý khách đến tượng An Kỳ Sinh, ở đây đi bộ khoảng  200m đường  mòn lên đến chùa đồng Yên Tử, ngôi chùa bằng đồng cao nhất châu Á.
12h00’: Du khách dùng bữa trưa tại nhà hàng với đặc sản địa phương Yên Tử. Sau đó du khách tiếp tục tham quan và chiêm bái tại Yên Tử.

16h30’: xe và hướng dẫn viên du lịch sẽ đón quý khách quay về điểm hẹn tại Hà Nội. Trên hành trình, quý khách nghỉ ngơi, tự do mua sắm tại Hải Dương.

18h30’: Về đến điểm hẹn, kết thúc chương trình. Hướng dẫn viên công ty du lịch sẽ chia tay quý khách, cảm ơn và hẹn gặp lại !

V. Tạm Kết

Trên đây là tất tần tật những thông tin hướng dẫn kinh nghiệm du lịch Yên Tử mới nhất. Ngoài ra du khách có thể tìm hiểm thêm thông tin về tour du lịch Yên Tử Tại tour.pro.vn/du-lich-yen-tu-gia-ve-cap-treo-tham-quan. Hy vọng sẽ hữu ích với những du khách đang có dự định đi du lịch Yên Tử mùa xuân này.

Zalo Daikinthai.Com.Vn Messenger Daikinthai.Com.Vn 1900633278